QUY TRÌNH DÁN NHÃN NĂNG LƯỢNG (các sản phẩm theo quyết định QĐ 04/2017)

1. THỬ NGHIỆM HIỆU SUẤT NĂNG LƯỢNG + DÁN NHÃN NĂNG LƯỢNG

Trường hợp có mẫu sẵn tại Việt Nam có thể mang mẫu đi thử nghiệm HSNL tối thiểu trước khi hàng về.

Doanh nghiệp lập hồ sơ và xin xác nhận công bố dán nhãn năng lượng của Vụ tiết kiệm năng lượng và phát triển bền vững – Bộ công thương.

2. Hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng bao gồm:

-Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh : 1 bản chụp

– Hợp đồng, Invoice, Packing list, Tờ khai,…: 1 bản chụp

– Giấy đăng ký công bố dán nhãn năng lượng (theo mẫu)

– Kết quả thử nghiệm Hiệu suất năng lượng do tổ chức thử nghiệm cấp cho từng model Máy

Lưu ý phiếu thử nghiệm hiệu suất năng lượng có giá trị vô thời hạn cho model cùng chủng loại. 

– Mẫu nhãn năng lượng dự kiến

– Catalouge giới thiệu sản phẩm hoặc Hồ sơ kỹ thuật

3. Nhãn năng lượng phải có các thông tin cơ bản sau:

. Tên nhà sản xuất/nhập khẩu đầy đủ hoặc viết tắt;

. Mã hiệu phương tiện, thiết bị;

. Thông tin về mức tiêu thụ năng lượng;

. Tiêu chuẩn hoặc quy định áp dụng.

TẠI SAO PHẢI DÁN NHÃN NĂNG LƯỢNG?

TẠI SAO PHẢI DÁN NHÃN NĂNG LƯỢNG?

Dán nhãn năng lượng là quy định bắt buộc trước khi các Doanh nghiệp tung sản phẩm, hàng hóa ra thị trường, được quy định tại Thông tư 36/2016/TT-BCT ban hành ngày 28 tháng 12 năm 2016. Vậy tại sao phải dán nhãn năng lượng? Để trả lời câu hỏi trên thì ta phải biết được nhãn năng lượng là gì? Quy định cụ thể như thế nào?

NHÃN NĂNG LƯỢNG LÀ GÌ?

Nhãn năng lượng là nhãn thể hiện về độ tiết kiệm năng lượng, được dán trên các thiết bị điện và cung cấp thông tin đầy đủ về sản phẩm trước khi được tung ra thị trường. Nhãn cung cấp thông tin vô cùng hữu ích cho người tiêu dùng khi lựa chọn sản phẩm.

NHÃN NĂNG LƯỢNG CÓ MẤY LOẠI?

Theo Phụ lục 2 thông tư 36/2016/TT-BCT về “quy cách mẫu nhãn năng lượng” thì nhãn năng lượng được phân thành 2 loại như sau:

A. Nhãn năng lượng xác nhận

  1. Nhãn năng lượng xác nhận có hình biểu tượng Tiết kiệm năng lượng (hay còn gọi là Ngôi sao năng lượng Việt) được hiển thị trên các phương tiện, thiết bị lưu thông trên thị trường khi những phương tiện, thiết bị này có mức hiệu suất năng lượng bằng hoặc cao hơn mức hiệu suất năng lượng cao do Bộ Công Thương quyết định theo từng thời kỳ.
  2. Màu sắc, kích thước nhãn năng lượng xác nhận được quy định cụ thể dưới đây:

B. Nhãn năng lượng so sánh

Nhãn năng lượng so sánh được hiển thị trên phương tiện, thiết bị lưu thông trên thị trường nhằm cung cấp cho người tiêu dùng biết các thông tin về hiệu suất năng lượng của phương tiện, thiết bị này so với các phương tiện, thiết bị cùng loại khác trên thị trường, giúp người tiêu dùng lựa chọn được phương tiện, thiết bị có mức tiêu thụ năng lượng tiết kiệm hơn.

Mức hiệu suất năng lượng khác nhau ứng với năm cấp hiệu suất năng lượng tương ứng với số sao in trên nhãn, từ một sao đến năm sao, nhãn năm sao là nhãn có hiệu suất tốt nhất.

Hình ảnh nhãn năng lượng so sánh dưới đây tương ứng với 5 cấp hiệu suất năng lượng theo quy định (thể hiện bằng số sao trên nhãn):

2. Màu sắc và kích thước của nhãn năng lượng so sánh được quy định cụ thể dưới đây:

Thông tin quy định hiển thị trên Nhãn

Nhãn so sánh năng lượng bao gồm các thông tin tối thiểu sau:

a) Số sao in trên nhãn năng lượng: Mức hiệu suất năng lượng khác nhau ứng với 5 cấp hiệu suất năng lượng tương ứng với số sao in trên nhãn, từ một sao đến 5 sao, được xác định dựa trên kết quả thử nghiệm hiệu suất năng lượng của sản phẩm.

b) Tên nhà sản xuất: Là tên của tổ chức/doanh nghiệp sản xuất sản phẩm dán nhãn năng lượng;

c) Xuất xứ: Thể hiện thông tin quốc gia, tại đó sản phẩm được sản xuất.

d) Mã sản phẩm: Là mã hiệu của phương tiện, thiết bị của doanh nghiệp đăng ký dán nhãn.

đ) Công suất danh định: Công suất tiêu thụ điện danh định của phương tiện, thiết bị do nhà sản xuất công bố.

e) Hiệu suất năng lượng: Là chỉ số hiệu suất năng lượng của thiết bị quy định tại TCVN.

g) Tiêu chuẩn Việt Nam: Là tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng áp dụng cho phương tiện, thiết bị.

Quay lại lý giải câu hỏi: TẠI SAO PHẢI DÁN NHÃN NĂNG LƯỢNG?

Đối với Doanh nghiệp:

  • Giúp người tiêu dùng xác định được thiết bị nào có hiệu suất tiết kiệm tốt, tránh lãng phí và tiêu hao năng lượng.
  • Thúc đẩy sự phát triển về các sản phẩm hiệu suất tiết kiệm điện cao, thực hiện theo các quy định về tiết kiệm năng lượng được đề ra.

Đối với Khách hàng:

  • Nhãn cung cấp thông tin vô cùng hữu ích cho người tiêu dung trước khi đưa ra lựa chọn sản phẩm hữu ích.

KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG SẮT, THÉP

QUY TRÌNH CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG THÉP NHẬP KHẨU

Văn bản liên quan: Quyết định 3810 (check mã HS có trong quyết định 3810 để xem sản phẩm nào cần kiểm tra chất lượng)

 

Bước 1:  Làm đăng ký KIỂM TRA NHÀ NƯỚC (KTNN) bên chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng nơi mở tờ khai , hiện nay chi cục Hải Phòng, Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai sẽ tiến hành đăng kí KTNN trên hệ thống thông tin 1 cửa quốc gia (tạo tài khoản và up hồ sơ).
Chi cục hiện trạng thái đã tiếp nhận, có 1 mã hồ sơ ? hải quan sẽ duyệt mã này và tiến hành thủ tục thông quan tờ khai.
Bước này khách hàng tự đăng kí, hoặc nhờ dịch vụ hỗ trợ

Bước 2:  Hàng về kho, đơn vị thử nghiệm lấy mẫu thử nghiệm và test mẫu

– Kết quả đạt theo tiêu chuẩn đăng kí sẽ cấp chứng nhận 

– Up kết quả lên hệ thống 1 cửa để hoàn thành thủ tục đưa hàng hoá ra thị trường.

Trường hợp có vướng mắc bạn liên hệ trực tiếp Khánh 0908 848 671 (Tel/Zalo)  để được tư vấn báo giá miễn phí.

QUY TRÌNH NHẬP KHẨU HÀNG ĐIỆN, CN HỢP QUY VÀ DÁN NHÃN NĂNG LƯỢNG

THỦ TỤC DÁN NHÃN NĂNG LƯỢNG (các sản phẩm theo quyết định QĐ 04/2017) 

VÀ CHỨNG NHẬN HỢP QUY (QCVN 04+QCVN 09)

  1. THỬ NGHIỆM HIỆU SUẤT NĂNG LƯỢNG + DÁN NHÃN NĂNG LƯỢNG

Trường hợp có mẫu sẵn tại Việt Nam có thể mang mẫu đi thử nghiệm HSNL tối thiểu trước khi hàng về.

Doanh nghiệp lập hồ sơ và xin xác nhận công bố dán nhãn năng lượng của Vụ tiết kiệm năng lượng và phát triển bền vững – Bộ công thương.

  1. Hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng bao gồm:

-Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh : 1 bản chụp

– Hợp đồng, Invoice, Packing list, Tờ khai,…: 1 bản chụp

– Giấy đăng ký công bố dán nhãn năng lượng (theo mẫu)

– Kết quả thử nghiệm Hiệu suất năng lượng do tổ chức thử nghiệm cấp cho từng model Máy 

Lưu ý phiếu thử nghiệm hiệu suất năng lượng có giá trị vô thời hạn cho model cùng chủng loại. 

– Mẫu nhãn năng lượng dự kiến

– Catalouge giới thiệu sản phẩm hoặc Hồ sơ kỹ thuật

  1. Cách thức nộp: Doanh nghiệp đăng ký dán nhãn năng lượng được lựa chọn hình thức gửi hồ sơ qua mạng internet tại địa chỉ: http://nhannangluong.dvctt.gov.vn hoặc gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện về Bộ Công Thương: Vụ TKNL – Bộ Công Thương địa chỉ tại 54 Hai Bà Trưng, Phòng 307, Nhà B, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
  2. Nhãn năng lượng phải có các thông tin cơ bản sau:

. Tên nhà sản xuất/nhập khẩu đầy đủ hoặc viết tắt;

. Mã hiệu phương tiện, thiết bị;

. Thông tin về mức tiêu thụ năng lượng;

. Tiêu chuẩn hoặc quy định áp dụng.

  1. ĐĂNG KÍ CHỨNG NHẬN HỢP QUY – KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG

Bước 1: Tổ chức, cá nhân nhập khẩu Đăng ký kiểm tra chất lượng tại Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng các tỉnh. Mở tờ khai hải quan tại chi cục nào thì đăng ký tại tỉnh, thành phố đó. Hiện tại các TP như Hải phòng, HCM, Bình Dương, Đồng Nai đăng kí trên cổng thông tin quốc gia.
Hồ sơ chuẩn bị: Hợp đồng (sales contract), hóa đơn thương mại (commercial invoice), Quy cách đóng gói (packing list), Vận tải đơn (House bill), Chứng nhận xuất xứ (C/O)…..

Lưu ý:  Trường hợp doanh nghiệp đã có kết quả thử nghiệm hiệu suất năng lượng có thể nộp cùng với xác nhận đã ký kiểm tra chất lượng để đươc thông quan lô hàng luôn mà không cần phải làm thủ tục đem hàng về kho bảo quản 

Vì vậy, nếu bạn có sẵn mẫu tại Việt Nam thì nên mang đi thử nghiệm Hiệu suất năng lượng trước khi nhập hàng về để rút ngắn thời gian chờ đợi để được thông quan lô hàng.

Bước 2: Mang hàng về kho bảo quản và mang mẫu đi thử nghiệm  và làm chứng nhận hợp quy

Bước 3: Trả kết quả kiểm tra chất lượng cho chi cục và lưu thông trên thị trường.

Tải chứng nhận hợp quy lên cổng 1 cửa để hoàn tất thủ tục