Thông tin

Thịt Bò đông lạnh có thuế NK ưu đãi: 14%-20% tùy theo mặt hàng nhập khẩu. (Phụ thuộc vào từng nước nhập khẩu chúng ta sẽ báo Shipper xin C/O cho phù hợp để giảm thuế nk) và chịu thuế VAT hàng nhập khẩu với thuế suất: 0%.

  • Tên : Dịch vụ hải quan, Dịch vụ xin Giấy phép, Dịch vụ vận chuyển
  • Khách hàng : Intimex
  • Danh mục : Dịch vụ hải quan, Dịch vụ vận chuyển, Dịch vụ xin giấy phép
  • Ngày : 15/01/2021
  • Vị trí : HCM

THỦ TỤC NHẬP KHẨU THỊT BÒ ĐÔNG LẠNH

1. Về mặt chính sách nhập khẩu:

Thịt Bò đông lạnh nằm trong loại hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu, và phải kiểm dịch động vật khi làm thủ tục thông quan theo thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ban hành ngày 30 tháng 06 năm 2016.

2. Về mặt chính sách thuế:

Thịt Bò đông lạnh được quy định thuộc nhóm HS:

0202.10 Thịt cả con và nửa con

0202.20 Thịt pha có xương khác

0202.30 Thịt lọc không xương

có thuế NK ưu đãi: 14%-20% tùy theo mặt hàng nhập khẩu. (Phụ thuộc vào từng nước nhập khẩu chúng ta sẽ báo Shipper xin C/O cho phù hợp để giảm thuế nk) và chịu thuế VAT hàng nhập khẩu với thuế suất: 0%.

3. Quy trình nhập khẩu:

Bước 1: Kiểm tra xem nhà sản xuất có đủ điều kiện để xuất khẩu vào Việt Nam hay không?

Bạn có thể tra cứu trong website của Cục thú y (cucthuy.gov.vn). Trong đó, có danh sách các doanh nghiệp của 24 quốc gia đủ điều kiện xuất khẩu vào Việt Nam. Để chắc chắc nhà sản xuất đủ điều kiện ta xin mã nhà máy để kiểm tra.

Link tra cứu: https://cucthuy.gov.vn/danh-sach-cac-doanh-nghiep-cua-22-nuoc-du-dieu-kien-xuat-khau-thuc-pham-co-nguon-goc-dong-vat-tren-can-vao-viet-nam

Bước 2: Xin giấy phép nhập khẩu tại Cục Thú Y: 

Khai báo trên 1 cửa quốc gia: vnsw.gov.vn để xin giấy phép nhập khẩu (thời gian xin giấy phép từ 5-7 ngày)

Hồ sơ bao gồm:

Đơn đăng ký theo mẫu (1 bản)

Bản sao GP ĐKKD (1 bản)

Health của nước xuất khẩu (1 bản)

Bước 3: Xin giấy phép kiểm dịch tại cơ quan thú y vùng:

Khai báo trên 1 cửa quốc gia về địa điểm kiểm dịch và lấy mẫu.

Hồ sơ bao gồm:

Đơn

Bản sao GP ĐKKD

Health của nước xuất khẩu

Hợp đồng

Invoice

Packing List

Bill

4. Hồ sơ bao hải quan gồm:

Căn cứ theo quy định tại khoản 5 điều 1 thông tư 39/2018/TT-BTC (sửa đổi điều 16 thông tư 38/2015/TT-BTC).của Bộ Tài chính  hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu có quy định về hồ sơ hải quan mà người khai hải quan phải nộp và xuất trình như sau:

  • a) Tờ khai hải quan: nộp 01 bản chính;
  • b) Hợp đồng mua bán hàng hoá (hợp đồng được xác lập bằng văn bản hoặc bằng các hình thức có giá trị tương đương văn bản: nộp 01 bản sao (tùy từng chi cục hải quan, hiện tại hầu như ko phải nộp)
  • c) Hóa đơn thương mại: nộp 01 bản sao.
  • d) Vận tải đơn: nộp 01 bản sao.
  • e) Phiếu đóng gói (Packing list): nộp 01 bản sao.
  • f) Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) nếu có: Bản gốc
  • g) Đơn đăng ký kiểm dịch
  • h) C/O bên thứ 3 về hàng đông lạnh

Lưu ý: Theo công văn số: 4334/TCHQ-GSQL quy định về yêu cầu nộp chứng từ giấy thuộc hồ sơ hải quan thì bạn chỉ cần truyền tờ khai hải quan xong và đính kèm các chứng từ (đã được ký số điện tử) lên hệ thống V5 của hải quan là được, không cần xuất trình chứng từ giấy tại cơ quan hải quan trừ: C/O bản gốc, và một số giấy đăng ký kiểm tra nhà nước (nếu có).

5. Thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập:

  • Căn cứ vào thông tin trên bộ chứng từ thương mại trên, bạn sẽ khai hải quan nhập khẩu theo quy định hiện hành. Việc kê khai này hiện được thực tiện qua phần mềm hải quan điện tử ECUS5 VNACCS, tức là được khai và truyền dữ liệu qua mạng internet.
  • Đăng ký và đóng phí kiểm dịch
  • Mở tờ khai và lấy mẫu, ký biên bản lấy mẫu
  • Bổ sung hồ sơ cho cơ quan thú y (Phiếu cắt seal, tờ khai hq, biên bản lấy mẫu)
  • Sau 3 ngày lấy mẫu (không tính ngày lấy mẫu) cơ quan thú y cấp chứng thư, bổ sung chứng thư cho cơ quan hải quan thông quan và kéo hàng về kho

 

  • Trường hợp có vướng mắc bạn liên hệ trực tiếp Khánh 0908 848 671 (Tel/Zalo)  để được tư vấn báo giá miễn phí.